Virus cúm H9 - Một thách thức mới

Virus cúm gia cầm (AIV), subtype H9 đang hoành hành ở châu Á, Trung Đông, và một số khu vực Bắc và Trung Phi;  gây ra thiệt hại kinh tế đáng kể cho ngành chăn nuôi gia cầm. Đáng chú ý, một số chủng virus H9N2 có liên quan đến các đợt lây truyền từ động vật sang người. Được chú ý ít hơn so với các phân nhóm H5 và H7, tuy nhiên có rất nhiều dấu hiệu cho thấy virus H9N2 có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào sự xuất hiện của đại dịch cúm tiếp theo.

Subtype H9 của AIV phổ biến trong tự nhiên ở nhiều loài thủy cầm và chim biển hoang dã trên toàn thế giới. Các đợt bùng dịch đều là độc lực thấp (LPAIV), chưa có ghi nhận độc lực cao (HPAIV). Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học xem xét sự phân bố địa lý của H9N2, sự phân loại và tiến hóa phát sinh loài, phạm vi ký chủ, tính hướng, cơ chế sinh bệnh và nguy cơ mà chúng gây ra đối với sức khỏe cộng đồng.

LỊCH SỬ TỰ NHIÊN

Vật chủ tự nhiên của subtype H9 được cho là các loài thủy cầm và chim biển trên thế giới Trong số ∼9500 trình tự H9 hemagglutinin (HA) được công bố rộng rãi, ∼7200 (> 75%) được ghép nối với N2. Điều này cho thấy hệ số ưu tiên liên kết của H9 và N2 trong tự nhiên. Phần lớn các trình tự H9 HA tương ứng với các chủng phân lập từ Châu Á (∼6600 từ các loài gia cầm và ∼200 từ các vật chủ khác). Tuy nhiên, subtype H9 lần đầu tiên được phát hiện ở Bắc Mỹ.

Bảng 1:Tần số mắc H9Nx ở các loài động vật khác nhau kể từ tháng 9 năm 2019

H9 ở Châu Á đã gây ra các đợt bùng phát dịch bệnh ở gà và các loại gia cầm khác  như chim cút, gà lôi, gà gô và các loài gia cầm nhỏ khác. Phân tích phát sinh loài của virus H9N2 châu Á cho thấy chúng lây truyền từ các loài thủy cầm sang gia cầm. Virus H9N2 ban đầu được phát hiện ở những con vịt nhà khỏe mạnh tại các chợ và trang trại chăn nuôi gia cầm sống ở Hồng Kông từ năm 1975 đến năm 1985. Vào cuối những năm 1990, virus H9N2 đã được phát hiện ở hầu hết các tỉnh ở Trung Quốc, liên quan đến hoạt động của các chợ gia cầm sống, với tỉ lệ mắc bệnh dao động từ 0,2% đến gần 5% tùy thuộc vào thị trường và thời điểm trong năm. Các biện pháp kiểm soát bao gồm cấm buôn bán gia cầm nhỏ và hoặc áp dụng những ngày nghỉ chợ bắt buộc nhằm giảm sự lưu thông, tuy nhiên không loại bỏ được hoàn toàn virus H9

PHÂN LOẠI THEO ĐỊA LÝ

H9 là LPAIV phổ biến nhất ở gia cầm trên thế giới (Hình 1). Hai dòng H9N2 đã được mô tả: dòng Mỹ và dòng Á-Âu (Hình 2). Từ hai dòng chính này, có thể xác định các cụm xa hơn có lịch sử tiến hóa phức tạp (Hình 3). Hệ thống danh pháp dòng / dòng tiêu chuẩn cho virus H9 vẫn còn thiếu. Hệ thống đánh số được đề xuất bởi Liu et al. (2009) và Chen et al. (2009) xem xét các dòng AIV H9 trên quy mô toàn cầu và đặt phân H9 HA thành bốn sublineages (h9.1 – h9.4), được cấu trúc thêm thành các clades và subclades (Hình 2 và 3).

Dòng Mỹ

H9 ở Bắc Mỹ (h9.1) chủ yếu chỉ giới hạn ở các loài chim hoang dã đặc biệt là các loài chim biển, chỉ thỉnh thoảng có lây sang gia cầm (phổ biến nhất là ở gà tây) Các chủng H9N2 ở Nam Mỹ rất ít, có liên quan chặt chẽ với dòng Bắc Mỹ nhưng có dấu hiệu của sự tiến hóa độc lập (Hình 2 và 3; Xu và cộng sự 2012).

Hình 1: Bản đồ thế giới và sự lưu hành dòng / clade virus cúm A subtype H9 (IAV) đã được báo cáo. Màu xám đậm tương ứng với các khu vực trên thế giới không xác định sự hiện diện hoặc lưu hành của H9

Bảng 2: Các quốc gia có AIV subtype H9 được báo cáo và các dòng tương ứng

Dòng Á-Âu

Trình tự H9 HA Á-Âu chia thành ba sublineages chính: h9.2, h9.3 và h9.4. Sự xuất hiện của H9 thích nghi với gia cầm ở Trung Quốc đã thúc đẩy sự đa dạng phát sinh loài lớn làm phát sinh nhiều clades/subclades. Các nhóm phổ biến nhất được đặt tên theo virus nguyên mẫu của chúng: Y439-h9.2 (A/duck/HongKong/Y439/1997), BJ94-h9.3(A/chicken/Beijing/1/94),và G1-h9.4 (A/quail/HongKong/G1/1997. 

Y439-h9.2 gần nhất với tổ tiên chung Á-Âu và đã được tìm thấy ở các loài chim hoang dã ở châu Âu, châu Á và châu Phi, thỉnh thoảng lây lan sang gia cầm. Virus giống Y439 được xác định từ các đợt bùng phát dịch bệnh ở gà ở Hàn Quốc và từ vịt nhà ở Hồng Kông vào giữa những năm 1990. Kể từ đó, virus giống Y439-h9.2 đã được phân lập lẻ tẻ từ các loài chim hoang dã và có liên quan đến sự bùng phát dịch trên các loài chim nuôi ở Châu Âu, Indonesia, Đông Nam Á, Đông Nam Nga, Châu Đại Dương, Nam Phi, Zambia và Malawi.

Virus BJ94-h9.3- và G1-h9.4 chủ yếu lưu hành trong các chợ gia cầm thương mại và gia cầm sống, đôi khi lây lan sang động vật hoang dã.

Virus H9 thuộc sublineage BJ94-h9.3 cũng được gọi là Y280 (A/duck/Hong Kong/Y280/97) or G9 (A/chicken/Hong Kong/G9/97) được tìm thấy chủ yếu ở gia cầm ở Trung Quốc và Đông Nam Á (Việt Nam, Campuchia, Myanmar và Indonesia) ( bảng 2). Các virus sublineage BJ94 đã tiếp tục phát triển ở Trung Quốc với các chủng phân bố giữa 12 clades khác nhau.

Các chủng G1-h9.4 phổ biến nhất về mặt địa lý trong số các loại gia cầm. Dựa trên sự phân bố địa lỹ, chủng virus này được chia nhỏ thành các dòng “Miền Đông” (G1-h9.4.1) và “Miền Tây” (G1-h9.4.2) (Hình 1). Các chủng G1-h9.4.1 chủ yếu được tìm thấy ở Nam Trung Quốc, Việt Nam và Campuchia, và hầu hết liên quan đến các loài gia cầm nhỏ như chim cút, chim sẻ và gà Phi.

VIRUS CÚM A H9N2 ẢNH HƯỞNG ĐẾN  SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

H9N2 có nguồn gốc từ châu Á gây ra mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng vì các ca lây nhiễm từ động vật sang người đang được báo cáo ở Trung Quốc, Hồng Kông, Bangladesh, Ai Cập, Pakistan và Oman. Tính đến tháng 6 năm 2019, đã có 59 trường hợp nhiễm H9 được xác nhận trong phòng thí nghiệm ở người. Trẻ nhỏ <8 tuổi là đối tượng thường xuyên bị ảnh hưởng. Các nghiên cứu huyết thanh học giữa các công nhân chăn nuôi gia cầm ở nhiều nước như Ấn Độ, Campuchia, Trung Quốc, Việt Nam, Ai Cập, Hồng Kông, Iran, Thái Lan và Pakistan cho thấy mức độ phơi nhiễm đáng kể với H9. Các dòng phân lập H9N2 ở người thuộc dòng G1-h9.4.1, G1-h9.4.2 hoặc BJ94-h9.3 với trình tự HA phù hợp với các dòng lưu hành ở gia cầm. Trong hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm; 11 trường hợp tiếp xúc gián tiếp. Không có bằng chứng về sự lây truyền từ người sang người.

CÁC DẤU HIỆU LÂM SÀNG, BỆNH LÝ HỌC VÀ TRUYỀN LÂY

Nhiễm H9N2 ở gia cầm đi kèm với tỉ lệ mắc bệnh đáng kể và tăng tính nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng thứ cấp có thể dẫn đến tỉ lệ tử vong cao. Các dấu hiệu lâm sàng liên quan đến việc giảm lượng nước và thức ăn, giảm sản lượng trứng và hiệu suất tổng thể của đàn bị giảm. Các dấu hiệu hô hấp phổ biến bao gồm sưng tấy xoang và chảy dịch từ mắt, mũi và miệng. Trong trường hợp nặng hơn, gia cầm bị khó thở nghiêm trọng. H9N2 xảy ra quanh năm, với tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn vào mùa hè. Gia cầm bị ảnh hưởng thường có biểu hiện tổn thương phổi nghiêm trọng, phủ fibrin, dịch nhày gây  tắc nghẽn phế quản và khí quản. Khí quản hình thành các khối u trong lòng dẫn đến ngạt thở. Các trường hợp virus H9N2 nhân lên ở phễu ống dẫn trứng là nguyên nhân làm giảm sản lượng trứng và vỏ trứng mỏng đi kèm theo các dị tật liên quan. Trong các đợt bùng phát dịch H9N2 gần đây ở gà, sự nhân lên của virus đã được thể hiện ở nhiều cơ quan khác nhau, bao gồm khí quản, phổi, lá lách và thận đặc biệt là bệnh thận có liên quan đến việc tăng tỉ lệ tử vong ở gà.

Việc giám sát trên các loài động vật nuôi khác, bao gồm lợn, chồn, chó và mèo đã cho kết quả phân lập virus H9N2 dương tính. Trong số các loài động vật có vú, H9N2 phân lập được ở lợn nhiều nhất, một phần được giải thích là do chúng ở gần gia cầm và cũng do tính mẫn cảm của chúng với AIV có nguồn gốc từ gia cầm. H9 dường như không ảnh hưởng đến lợn, chỉ gây ra các dấu hiệu hô hấp nhẹ.

CHƯƠNG TRÌNH VACXIN PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT

Tác động kinh tế của việc lây nhiễm H9N2 ở gia cầm đã khiến nhiều quốc gia áp dụng các chương trình tiêm phòng như một biện pháp phòng chống và kiểm soát. Trung Quốc đã triển khai chương trình tiêm phòng dài hạn tại các trang trại gà ngay từ khi còn nhỏ. Gần đây hơn, Ý, Israel, Hàn Quốc, Maroc, Pakistan, Ai Cập, Iran và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã áp dụng chương trình chủng tương tự. Vacxin thường ở dạng virus bất hoạt, đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm thiểu bệnh lâm sàng và thiệt hại về sản xuất, nhưng không kiểm soát được sự lây lan của virus H9N2. Đối với các loại vắc xin cúm, việc kết hợp chủng giống vacxin với các loại virus lưu hành ngoài thực địa là chìa khóa cho các nỗ lực tiêm chủng thành công.

Nguồn: H9 Inflfluenza Viruses: An Emerging Challenge