BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG HEO VIỆT NAM
THÁNG 4 - 2021
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI CẬP NHẬT
Để đánh giá chính xác hơn về các loại trang trại khác nhau, Ipsos chia các trang trại thương phẩm thành 3 nhóm: nhóm 50-200 nái, nhóm trung bình 200-500 nái, nhóm lớn trên 500 nái.
Ipsos thực hiện ở Thanh Hóa và Bến Tre, hai tỉnh có số lượng nái lớn nhất ở khu vực miền trung và khu vực Mekong. Thanh hóa là địa phương được nhiều các công ty chăn nuôi lớn lựa chọn đầu tư mở các trại nái trại thịt trong thời gian tới .
TỔNG QUAN NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM NĂM 2021 (1/3)
Từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021, Bệnh dịch tả heo Châu Phi (ASF) đã về cơ bản được kiểm soát. Các ổ dịch nhỏ và rải rác vẫn đang diễn ra ở một số tỉnh, nhưng trên phạm vi hạn chế và tỷ lệ heo chết nhỏ hơn nhiều so với năm 2019. Trong khoảng thời gian 6 tháng, dựa trên số liệu thống kê của Cục Thú y, Việt Nam đã tiêu hủy tổng cộng 64.000 con heo. Con số được báo cáo chính thức này thấp hơn con số thực tế vì, trong nhiều trường hợp, nông dân đã bán trái phép heo thay vì báo cáo chính quyền địa phương để xử lý, nhằm giảm thiểu thiệt hại tài chính vì Chính phủ Việt Nam đã ngừng hỗ trợ cho nông dân với heo thải loại do ASF.
Các hộ nông dân thương mại, với quy mô trên 50 nái / trại, đang nhận thức đầy đủ về các chính sách của Chính phủ để ngăn chặn sự lây lan của ASF. Hơn nữa, họ đảm bảo nghiêm ngặt các điều kiện vệ sinh chăn nuôi và thực hiện các biện pháp an toàn sinh học.
TỔNG QUAN NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM NĂM 2021 (2/3)
Trong phân khúc nhỏ lẻ, trong khi các trang trại 30-50 heo nái có xu hướng tuân thủ các chính sách an toàn sinh học và đang bắt đầu áp dụng các biện pháp phòng ngừa, các trại nhỏ dưới 20 nái đã phần nào cải thiện nhận thức đối với các chính sách ASF, mặc dù vẫn ở mức độ thấp.
Đầu năm 2021, tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bắc Giang, Thái Nguyên, Thái Bình, Thanh Hóa, đã có sự chuyển đổi từ trang trại mở sang các trang trại chăn nuôi khép kín với quy mô từ 30 đến 200 nái. Việc tái cơ cấu này giúp đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh chăn nuôi và ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm virus ASF từ các nguồn bên ngoài. Đặc biệt tại Đồng Nai, chính quyền địa phương công khai khuyến khích nông dân đẩy nhanh cuộc cải cách này.
Nhìn chung, trong giai đoạn từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021, dựa trên ước tính của Ipsos, tổng đàn nái trên toàn quốc đạt tăng 2,28 triệu heo vào cuối tháng 4 năm 2021, tăng trưởng khoảng 9% so với tháng 10 năm 2020. Đáng chú ý, các trang trại thương phẩm quy mô lớn chứng kiến sự gia tăng số lượng heo tăng 15%, từ 177.118 vào tháng 10 năm 2020 thành 203.685 vào tháng 4 năm 2021. Sự phục hồi này chủ yếu là do mức giá xuất xưởng hấp dẫn hiện tại của heo.
TỔNG QUAN NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM NĂM 2021 (3/3)
Tái đàn với “heo nái thay thế” (heo cái hoặc heo nái bị loại bỏ) là xu hướng chủ đạo của các trang trại nhỏ lẻ và các trang trại thương mại. Nguy cơ “heo nái thuần chủng giả” và nguy cơ lây lan ASF là nguyên nhân dẫn đến xu hướng các trại dùng “heo nái thay thế”.
Đầu tiên, ở 1 số tỉnh, các trang trại nhỏ lẻ và tiểu thương đã bị người buôn bán heo giống lừa là heo từ các trang trại Công ty sản xuất heo giống và các trang trại thương mại quy mô lớn. Những con heo này được các tay buôn quảng cáo sai sự thật là heo nái thuần chủng, bán với giá cao hơn nhiểu heo nái thường.
Thứ 2, việc nhập heo nái từ nguồn bên ngoài có thể bị nhiễm ASF, dẫn đến việc lây lan ASF trong trại. Đó là 1 rủi ro rất lớn đối với các hộ chăn nuôi nhỏ. Các trang trại nông dân thương mai có khả năng tài chính mạnh có thể kiểm soát việc nhập heo mới mua bằng cách xây them 1 chuồng kiểm dịch,điều mà các hộ chăn nuôi, các trang trai nhỏ khó có thể làm được vào thời điểm đầy thách thức này.
TỔNG QUAN NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM NĂM 2021 (3/3)
Với nguồn cung heo hơi trong nước ổn định, giá heo hơi xuất chuồng bình quân vẫn ở mức 70.000 - 75.000 đồng/kg. Mức giá này vẫn đảm bảo lợi nhuận khá cho người chăn nuôi bất chấp việc giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh (mỗi bao 430kg tăng 25.000 đến 30.000 đồng). Xu hướng tăng giá này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.
Do nguồn cung heo hơi trong nước đã đủ nên số lượng heo hơi nhập khẩu từ Thái Lan đã giảm dần trong 6 tháng qua, giảm xuống còn khoảng 432.410 con dựa trên ước tính của Ipsos. Giai đoạn 6 tháng này cũng chứng kiến lượng thịt heo đông lạnh nhập khẩu giảm 6% từ 66.408 tấn trong gian đoạn 4/2020- 10/2020 giảm xuống còn 62.754 từ 10/2020 đến tháng 4/2021. Ngoài ra , số lượng heo con xuất khẩu sang Hong Kong trong tháng 10/2020 đến 4/2021 tăng mạnh so với giai đoạn 4/2020-10/2020 với con số lần lượt là 1.600 tấn và 300 tấn. Tương tự, số lượng xuất khẩu sang Malaysia đạt 600 tấn trong giai đoạn 10/2020-4/2021, tăng 32% (tăng 144 tấn so với giai đoạn 4/2020-10/2020). Việc tăng số lượng xuất khẩu xuất phát từ việc các Công ty đã có nguồn cung từ việc giá heo trượt giá trong giai đoạn giữa năm 2020 và các Công ty sẵn sang xuất khẩu khi có lợi nhuận tốt.
HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
Để giảm thiểu nguy cơ tái phát của ASF, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một số chính sách nhằm kiểm soát việc nhập lậu heo từ các nước láng giềng. Hơn nữa, việc kinh doanh thịt heo hơi và thịt heo cũng gặp nhiều khó khăn do các hạn chế của Covid-19. Bất chấp những chính sách của Chính phủ, một lượng nhỏ heo đã được xuất khẩu qua đường tiểu ngạch, diễn ra trước Tết Nguyên đán 1 tuần (từ 20 - 28 tháng Chạp Âm lịch). Dựa trên ước tính của Ipsos, số lượng heo hơi nhập lậu (trọng lượng khoảng 100kg) sang Trung Quốc trong tuần đó là khoảng 32.000 con heo. Trong khoảng thời gian 1 tháng vào tháng 2 năm 2021, khoảng 195.000 con heo con (khoảng 12 - 14kg/con) cũng được nhập lậu sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, theo các đại lý heo có kinh nghiệm chuyên sâu trong hoạt động xuất nhập khẩu chính ngạch, khoảng 6.850 con heo không có giấy tờ đã được xuất khẩu sang Lào và Campuchia trong khoảng thời gian từ tháng 10/2020 đến tháng 4/2021. Về nhập khẩu,trong 6 tháng qua, khoảng 60.000 con heo hơi được nhập lậu từ Thái Lan qua đường biển. Kinh doanh heo nhập lậu chiếm ưu thế do tiết kiệm chi phí hơn do không phải trả chi phí chứng nhận sạch bệnh và phí chuồng trại kiểm dịch 21 ngày đối với heo mới nhập khẩu.
Tổng kết 2020-2022: Nguồn cung và nhu cầu
Với việc tái đàn ở các trang trại từ 10/2020 đến 4/2021, tổng số heo nái của Việt Nam tăng từ 2,091 lên 2,284 triệu con. Các trang trại quy mô lớn vẫn duy trì và mở rộng đàn heo ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, và 1 số công ty lớn mới đầu tư vào ngành chăn nuôi như Xuân Thiện, Thaco, HAGL...
Cuối tháng 10/2020 đến 4/2021, nguồn cung thịt heo sẽ đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ thay đổi hành vi mua hàng bằng cách lựa chọn các sản phẩm thịt khác để thay thế thịt heo như cá, thịt gia cầm, thịt bò...
Ipsos ước tính trong thời gian từ cuối tháng 10 năm 2020 đến cuối tháng 4 năm 2021, mức tiêu thụ thịt heo bình quân đầu người đạt 26,8kg, tăng 8% so với mức thấp nhất được ghi nhận (24,8kg, trong thời gian từ cuối tháng 10 năm 2019 đến hết giai đoạn tháng 4 năm 2020.
Dự kiến tình hình thị trường
Dựa trên ý kiến của một số chuyên gia trong ngành, Ipsos cũng phân tích và dự đoán giá xuất chuồng: Trong 6 tháng tới từ cuối tháng 4 năm 2021 đến hết tháng 10 năm 2021, giá xuất chuồng sẽ dao động từ 67.000 - 70.000đồng/kg; từ cuối tháng 10 năm 2021 đến hết tháng 4 năm 2022, giá xuất chuồng dao động từ 63.000 - 66.000 đồng. Một thay đổi lớn trong năm nay, với việc Trung Quốc tái sản xuất đàn gia súc của họ một lần nữa và dự trữ nguyên liệu thô, nhu cầu thức ăn chăn nuôi tăng đột biến dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu. Nông dân sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ở các nước Châu Âu không thể điều chỉnh cây trồng của họ, do đó, dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu thức ăn thô, ảnh hưởng từ xa đến giá heo hơi của Việt Nam.
Triển vọng thị trường
Giá heo hơi xuất chuồng đang ổn định ở mức có lợi nhuận cho người chăn nuôi
- Giá heo hơi xuất chuồng đang ở mức 70.000-75.000 đồng/kg, Ipsos dự báo sẽ tiếp tục ổn định ở giai đoạn 4/2021 đến 10/2021 với giá 70.000 đồng/kg.
Đến cuối tháng 10/2021, Việt Nam sẽ cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu thịt heo trong nước
-Ipsos dự báo trong giai đoạn 4/2021 đến 10/2021, nhu cầu thịt heo của người tiêu dùng sẽ tăng cao. Tuy nhiên, nguồn cung thịt heo trong nước gần như đáp ứng đủ , phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Trang trại nhỏ, trang trại quy mô vừa sẽ chọn lọc những con heo cái chất lượng cao làm heo nái sinh sản
- Mặc dù hiện nay heo nái giống không còn quá khan hiếm nhưng người chăn nuôi vẫn chọn những con heo cái chất lượng cao làm heo nái sinh sản vì những người chăn nuôi e ngại nếu họ mua heo nái giống của các trang trại khác sẽ xảy ra các nguy cơ như :
+ Lây nhiễm ASF: liệu những con heo nái ở các trang trại đó có bị nhiễm ASF hay không?
+ Nguồn gốc xuất xứ: liệu những con heo nái đó có thực sự là heo nái thuần chủng hay không?
Do đã có những người chăn nuôi đã bị lừa mua những con heo nái giả do những thương lái lợi dụng việc các trang trại tái đàn để trục lợi. Họ trộn những con nái bị bệnh, nái không thuần chủng vào đàn của họ và bán cho người chăn nuôi với giá tương đương nái tốt. Ngoài ra, 1 số thương lái buôn heo hơi của các công ty lớn như CP, CJ đã lợi dụng danh tiếng của họ để bán heo nái giống. Do đó, người chăn nuôi cần hết sức thận trọng trong việc mua heo nái giống ở thời điểm này.
Heo nái lựa chọn làm giống có tỷ lệ chửa và năng suất thấp hơn heo nái thuần chủng
Theo các chuyên gia, heo cái giống dùng làm heo nái sinh sản có tỷ lệ chửa thấp. Ví dụ: trong số 10 heo cái chất lượng cao được lựa chọn làm heo nái sinh sản, chỉ có 7 heo nái có chửa, trong khi tỷ lệ sảy thai khá cao.
Hiệu suất sinh sản đối với heo cái giống làm heo nái sinh sản cũng thấp. Ví dụ: 1 con heo nái sinh sản thuần chủng có thể cho 12 con heo con mỗi lứa, nhưng những con heo cái làm heo nái sinh sản chỉ cho năng suất 7-8 con mỗi lứa.
Việc tăng giá thức ăn chăn nuôi gây khó khăn cho người chăn nuôi
Ipsos dự báo trong thời gian tới, giá thức ăn cũng như giá thuốc sẽ tiếp tục tăng, kéo theo chi phí chăn nuôi tăng. Điều đó làm giảm lợi nhuận mà người chăn nuôi thu được.
Vaccine ASF đang được nghiên cứu và thử nghiệm nhưng chưa có tín hiệu khả quan
Vaccine phòng bệnh ASF hiện đang được Công ty cổ phần thuốc thú y Trung Ương Navetco thuộc bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn nghiên cứu và phát triển, song được người chăn nuôi cho là kém hiệu quả. Việc nghiên cứu và thử nghiệm loại vaccine này cũng không khiến người chăn nuôi tin tưởng. Người chăn nuôi vẫn tư duy “ sống chung với ASF” và sử dụng các biện pháp ATSH cần thiết để ngăn ngừa ASF.
Lượng tiêu thụ thịt heo tăng nhẹ, đạt 26,8kg/đầu người
Ipsos ước tính trong thời gian từ 10/2020 đến 4/2021, mức tiệu thụ thịt heo bình quân đầu người đạt 26,8kg, tăng 8% so với thời điểm thấp nhất được ghi nhận( 24,8kg/đầu người giai đoạn 10/2019 đến 4/2020).
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Theo IPSOS